Người bị bệnh hen phế quản ( hen suyễn) nên ăn và không nên ăn gì

2/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen phế quản (hay còn gọi hen suyễn) và dự tính đến năm 2025 con số này có thể tăng lên 400 triệu người. Ở nhiều nước trên thế giới hen suyễn đang có dấu hiệu tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do môi trường ô nhiễm, đời sống căng thẳng và ngày càng có nhiều tiếp xúc với dị nguyên, hóa chất.

Bệnh hen suyễn đang trở thành căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Theo thống kê mới đây, phí tổn bệnh hen gây ra còn lớn hơn chi phí do hai căn bệnh hiểm nghèo là Lao và HIV/AIDS gây ra cho loài người. Tuy dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày không thể trị dứt bệnh hen suyễn nhưng sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng gây bệnh. Vậy người bệnh hen suyễn nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh ?

      Cá hồi phòng ngừa bệnh hen suyễn

1. Người bị bệnh hen phế quản nên ăn

+ Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Trẻ ăn các hạt vốn giàu vitamin E (ít nhất 3 lần/tuần) cũng ít có nguy cơ bị thở khò khè. Cá hồi có thể phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền. Đối với trẻ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ phát triển bệnh rất cao.

+ Với bệnh nhân hen, nên cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày. Với bệnh nhân hô hấp kém, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần có thể chiếm 40 – 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Hơn nữa, ăn chất bột đường sẽ làm tăng thông khí.

+ Bệnh nhân hen cần được cung cấp đến khoảng 2g vitamin C mỗi ngày. Do đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh củ quả, nhất là nguồn hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ có lợi cho nhóm người mắc bệnh hen.

+ Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, cần tây, ớt xanh to, bưởi, dền đỏ, rau đay, mồng tơi, ổi, cải xanh, cà chua, cam, chanh… Ăn cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày giúp trị chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.

Cà chua giàu bêta-caroten

+ Thức ăn giàu bêta-caroten (có nhiều trong gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt…) và vitamin E (có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt) cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen.

+ Nên ăn nhạt, tức là kiểm soát lượng Natrium trong chế độ ăn vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Natrium có nhiều trong gia vị (muối, bột ngọt, bột canh), các loại mắm, thức ăn khô (như các loại khô cá…), đồ hộp… Nên ăn dưới 6g muối/ngày (1 thìa cà phê nhỏ).

+ Bệnh nhân hen hay biếng ăn do ho, khò khè kéo dài, nhiễm trùng cấp, thở nông và mệt mỏi. Vì thế, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ khoảng 6 bữa trong ngày. Bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 – 600ml không những làm tăng được năng lượng nạp vào mà còn cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.

+ Uống nhiều nước, từ 6 – 8 cốc nước/ngày. Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi… vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.

– Người bệnh phế quản cũng phải ăn tiếp thêm những loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, những loại rau thơm, để bức tốc sức đề kháng, tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường thở.

+ Trường hợp có suy tim nên hạn chế lượng nước trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu đang được điều trị thuốc lợi tiểu, nên tăng lượng kalium trong ngày. Những thực phẩm chứa nhiều kali gồm đậu nành, đậu xanh, cam, chuối, khoai tây, cà chua, rau dền…

2. Người bị bệnh hen phế quản không nên ăn

– Phải hạn chế muối (dưới 6g muối/ngày). tránh các thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống có ga, táo tây, trái bơ, dưa hấu, đậu phộng rang, bông cải, bắp cải, bắp, hành, rau cải, giấm….

– Những người bị hen phế quản nên tránh các đồ ăn có thể gây dị ứng như tôm, cua, trứng, thịt bò, thịt gà cá trích, cá ngừ, tôm, sò lông, nhộng tằm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, giá đậu, trái thơm (dứa), bia, rượu …

– Kiêng đồ lạnh, đồ tanh đặc biệt là cá mè

– Kiêng ăn da gà, da vịt, dưa muối, cà muối, chuối tiêu

– Không tiếp xúc với lông động vật, khói, bụi, phấn hoa vì đây là tác nhân gây khởi phát cơn hen thứ cấp.

Chú ý:

Đối với phụ nữ khi mang thai  nếu các mẹ thường xuyên ăn cá hồi và các loại cá chứa dầu thì nguy cơ mắc bệnh trong 5 năm đầu đời có thể được hạn chế đáng kể.

>>> Mời quý vị xem chi tiết bài viết về cách điều trị bệnh ho, khó thở, hen suyễn ( hen phế quản ) ở người lớn và trẻ em tại đây: https://congtyduocphampqa.vn/cach-chua-tri-hen-suyen-hen-phe-quan-tu-dong-y-gia-truyen-pqa-17-doi-500-nam


0965.132.669
Bấm vào đây
Gọi Bác Sĩ